UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng truy cập: 5,298,017 (Hôm nay: 28 online: 12) Toàn huyện: 193,623,384 (Hôm nay: 175 online: 768) Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CÚM, SỞI VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP

 

            Kính thưa BGH nhà trường, các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến !

            Hiện nay đang gia tăng các ca mắc bệnh cúm, sởi và bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong nước và trên thế giới, Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

            Trước tình hình trên, bộ phận y tế trường Tiêu học Long Xuyên thực hiện tuyên truyền nội dung phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tới các thầy cô giáo và các em học sinh với nội dung như sau:

            A. Bệnh sởi

            1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sởi

- Nguyên nhân: Bệnh sởi do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus này lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần với người lành.

- Triệu chứng: Sởi thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt cao, ho, sổ mũi, viêm kết mạc và phát ban đỏ từ mặt lan dần xuống chân tay.

          2. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

- Tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18-23 tháng.

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh sởi, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

- Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng nghi ngờ để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh sởi là một bệnh có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng và các biện pháp vệ sinh cá nhân. Việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng là chìa khóa để giảm thiểu sự lây lan của bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và toàn xã hội.

            B. Bệnh cúm A

            1. Khái niệm và đường lây truyền

 -   Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộngđồng.
  -  Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
  - Người mang vi rút cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh.
 - Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ… Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A.

             2. Triệu chứng bệnh cúm A
 - Bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột (trên 38oC), ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

-  Bệnh cúm A có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng lấy dịch mũi họng để xét nghiệm Virus cúm A có thể tồn tại khá lâu ngoài môitrường.     

            3. Phòng bệnh:
 - Những người thuộc nhóm nguy cơ bệnh dễ trở nặng, người bệnh cúm có biểu hiện sốt cao, đau ngực nên đi khám, tư vấn bác sĩ sớm để được chỉ định nên cách ly tại nhà hay điều trị tại bệnh viện, được uống thuốc kháng virút sớm, nhất là trường hợp tại khu vực sinh sống, học tập, làm việc có bệnh nhân cúm A.
  - Mặc dù cúm là thể bệnh lành tính, nhưng có tỉ lệ tử vong đáng kể nên người mắc bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao không nên chủ quan, tự điều trị tại nhà và có khả năng khó trở tay khi bệnh tiến triển nặng. Các biện pháp phòng bệnh cúm đặc hiệu nhất hiện nay vẫn là dọn dẹp thông thoáng nhà cửa, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đường mũi họng hằng ngày, rửa tay bằng xà phòng để hạn chế bị dây dính virút cúm từ các vật dụng công cộng như điện thoại, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…
-  Chủ động theo dõi sức khỏe hằng ngày để phát hiện triệu chứng cúm, nếu có biểu hiện bệnh thì chủ động cách ly và thông báo cho y tế địa phương để được tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.
               C. Một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp

              1. Các bệnh lây qua đường hô hấp dễ mắc

- Viêm phổi: Là bệnh thường gặp, thể hiện tình trạng viêm nhu mô phổi do tác nhân gây bệnh phần lớn là vi khuẩn. Triệu chứng điển hình là sốt cao, lạnh run, ho khạc đờm mủ và đau ngực.

Khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm phổi thường diễn tiến nặng có thể gây suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong.

- Viêm phế quản: Viêm phế quản là một bệnh hô hấp trong đó màng nhầy trong đoạn phế quản phổi bị viêm. Khi màng bị kích thích nở ra và phát triển dày hơn, thu hẹp hoặc tắt đường hô hấp nhỏ trong phổi, dẫn đến tình trạng ho, có thể kèm theo đờm và hiện tượng khóthở.
 - Hen phế quản: Có một số triệu chứng như: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần,hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít, như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.

              2. Phòng tránh các bệnh lây qua đường hô hấp

Bệnh đường hô hấp là một bệnh lây nhiễm, thường do các loại virus gây bệnh, những loại virus này tồn tại trong xung quanh môi trường sống của chúng ta. Vậy để có thể phòng tránh chúng ta cần:

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc đeo khẩu trang khi ra đường, tới những khu vực đông người.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh.

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, nên rửa tay bằng xà phòng để có thể loại bỏ virus, để virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

- Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm cho cơ thể. Vệ sinh không gian ở thường xuyên, tạo không gian thoáng mát, tránh ở những nơi có độ ẩm cao vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển.

- Tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Vận động, sinh hoạt, tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Nếu bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hơn, tiến triển thành mạn tính, gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trên đây là một số nội dung tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.  Qua bài tuyên truyền hôm nay tôi mong các đồng chí CBGV và các em học sinh hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Từ đó chúng ta biết cách tự chăm sóc và bảo vệ cho bản thân, người thân trong gia đình và những người xung quanh.
            Cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh đã chú ý lắng nghe./

 

BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
12345678910...

VĂN BẢN TỪ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đang load thông tin...
Đang load thông tin...
LIÊN KẾT WEBSITE
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kinh Môn
Địa chỉ: phường An Lưu - thị xã Kinh Môn - tỉnh Hải Dương
Trưởng phòng: Vũ Hồng Hải
Đăng nhập